Hướng phát triển đúng đắn Hệ thống tính toán hiệu năng cao phục vụ nhu cầu tính toán khoa học chuyên ngành tại Viện Hàn lâm KHCNVN

Hướng phát triển đúng đắn Hệ thống tính toán hiệu năng cao phục vụ nhu cầu tính toán khoa học chuyên ngành tại Viện Hàn lâm KHCNVN

Ngày nay, việc sử dụng máy tính hiệu năng cao trong các ngành khoa học và kỹ thuật đã và đang thay đổi cơ bản tiến trình nghiên cứu khoa học. Các ngành khoa học cơ bản trước đây dần đã chuyển đổi với thành phần không thể thiếu là “tính toán” như “sinh học tính toán”, “hoá học tính toán”, “vật lý tính toán”, “vật liệu tính toán”, “cơ học tính toán”, “địa vật lý tính toán”,... Các ngành khoa học này có điểm chung là xử lý thông tin, phân tích và dự báo kết quả bằng tính toán, mô phỏng sử dụng nền tảng tính toán hiệu năng cao. Trong thời đại CMCN 4.0, các trung tâm tính toán hiệu năng cao cũng là hạ tầng số để triển khai các nền tảng xử lý dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng trong công nghiệp.

Xem chi tiết

Hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường cất hạ cánh (FOD)

Hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường cất hạ cánh (FOD)

Các mảnh vỡ của vật thể lạ (Foreign Object Debris - gọi tắt là FOD) trên đường băng (cắt hạ cánh và đường lăn của máy bay) là nguyên nhân của nhiều sự cố tai nạn hàng không trên thế giới, một mối đe dọa lớn cho sự an toàn của các loại máy bay, có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cũng như về nhân mạng. Các ví dụ về FOD bao gồm: dụng cụ, bộ phận và phần cứng rời, vật liệu xây dựng, giấy, kẹp giấy, bút, đồng xu và phù hiệu, các mảnh vỡ vỉa hè, thùng rác, hộp đựng thực phẩm và đồ đựng đồ uống, cây cối, cát và thảm thực vật rời, thẻ hành lý và miếng hành lý, mũ, khăn choàng và găng tay, chim, động vật hoang dã, tro núi lửa.

Xem chi tiết

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công hệ thống thông tin, truyền thông và giám sát hoạt động của tên lửa nghiên cứu

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công hệ thống thông tin, truyền thông và giám sát hoạt động của tên lửa nghiên cứu

Trong khi vùng khí quyển phía dưới 40 km có thể quan trắc bằng các thiết bị thám sát bề mặt, cao không, khinh khí cầu, vệ tinh, vùng độ cao trên 250 km có thể thám sát bằng vệ tinh thì vùng có độ cao từ 40 đến 200 km quá thấp so với vệ tinh và quá cao so với khinh khí cầu (hình 1). Do đó, tên lửa nghiên cứu (Sounding Rocket) là công cụ duy nhất để đưa payload mang các thiết bị nghiên cứu lên không gian tiến hành các đo đạc và thí nghiệm khoa học ở độ cao từ 40km đến 200km.

Xem chi tiết

Thông tin về hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai dịch vụ ứng dụng Công nghệ thông tin của Trung tâm Tin học và Tính toán

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (20/5) năm 2021. Trung tâm Tin học và Tính toán giới thiệu tới Quý độc giả một số kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai dịch vụ ứng dụng CNTT của Trung tâm trong thời gian qua, chi tiết xem tại đường link dưới đây:

Xem chi tiết

Thả thử nghiệm thiết bị Radiosonde Pilot - sản phẩm của đề tài VT/CN.04/17-20, tại Đài Khí tượng Cao không, Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Thả thử nghiệm thiết bị Radiosonde Pilot - sản phẩm của đề tài VT/CN.04/17-20, tại Đài Khí tượng Cao không, Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Việc thu thập các dữ liệu khí tượng trên cao là rất quan trọng để hệ thống dự báo thời tiết đưa ra cảnh báo chính xác sớm về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa đá, gió lốc, mưa bão,… Trong mạng lưới Khí tượng thủy văn hiện nay, các thiết bị thu thập dữ liệu cao không là radiosonde đang hoàn toàn nhập ngoại với chi phí rất cao, Việt Nam hiện nay chỉ có 6 trạm thả thiết bị radiosonde với 3 trạm 1 ngày 2 ca và 3 trạm 1 ngày 1 ca. Ngoài ra, với 8 trạm đo gió trên cao (chỉ thả bóng và quan sát bằng kính vĩ quang học - pilot) (gọi là pilot) (Hình 1, 2). Do đó, số liệu đo đạc thu nhận được là rất thưa theo lưới không gian, thời gian, và những ca pilot thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người và không thực hiện được việc thu thập  dữ liệu khi có mưa hoặc mây thấp, dầy.

Xem chi tiết