Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công hệ thống thông tin, truyền thông và giám sát hoạt động của tên lửa nghiên cứu
Trong khi vùng khí quyển phía dưới 40 km có thể quan trắc bằng các thiết bị thám sát bề mặt, cao không, khinh khí cầu, vệ tinh, vùng độ cao trên 250 km có thể thám sát bằng vệ tinh thì vùng có độ cao từ 40 đến 200 km quá thấp so với vệ tinh và quá cao so với khinh khí cầu (hình 1). Do đó, tên lửa nghiên cứu (Sounding Rocket) là công cụ duy nhất để đưa payload mang các thiết bị nghiên cứu lên không gian tiến hành các đo đạc và thí nghiệm khoa học ở độ cao từ 40km đến 200km.
Thông tin về hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai dịch vụ ứng dụng Công nghệ thông tin của Trung tâm Tin học và Tính toán
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (20/5) năm 2021. Trung tâm Tin học và Tính toán giới thiệu tới Quý độc giả một số kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai dịch vụ ứng dụng CNTT của Trung tâm trong thời gian qua, chi tiết xem tại đường link dưới đây:
Thả thử nghiệm thiết bị Radiosonde Pilot - sản phẩm của đề tài VT/CN.04/17-20, tại Đài Khí tượng Cao không, Tổng cục Khí tượng Thủy văn
Việc thu thập các dữ liệu khí tượng trên cao là rất quan trọng để hệ thống dự báo thời tiết đưa ra cảnh báo chính xác sớm về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa đá, gió lốc, mưa bão,… Trong mạng lưới Khí tượng thủy văn hiện nay, các thiết bị thu thập dữ liệu cao không là radiosonde đang hoàn toàn nhập ngoại với chi phí rất cao, Việt Nam hiện nay chỉ có 6 trạm thả thiết bị radiosonde với 3 trạm 1 ngày 2 ca và 3 trạm 1 ngày 1 ca. Ngoài ra, với 8 trạm đo gió trên cao (chỉ thả bóng và quan sát bằng kính vĩ quang học - pilot) (gọi là pilot) (Hình 1, 2). Do đó, số liệu đo đạc thu nhận được là rất thưa theo lưới không gian, thời gian, và những ca pilot thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người và không thực hiện được việc thu thập dữ liệu khi có mưa hoặc mây thấp, dầy.
Triển lãm giới thiệu các sản phẩm, thành tựu KH&CN, trình diễn các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng của Trung tâm Tin học và Tính toán
Hòa chung vào dòng sự kiện chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Kỷ niệm 45 năm thành lập Viện Hàn lâm KHCNVN 20/5/1975 - 20/5/2020, Trung tâm Tin học và Tính toán tổ chức Triển lãm giới thiệu các sản phẩm, thành tựu KH&CN, trình diễn các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng với chủ đề: “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo kiến tạo tương lai”.
Kết quả triển khai Dự án "Đầu tư xây dựng hệ thống tính toán và trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực tính toán khoa học tại Viện Hàn lâm KHCNVN"
Dự án "Đầu tư xây dựng hệ thống tính toán và trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực tính toán khoa học tại Viện Hàn lâm KHCNVN" đã hoàn thành với kết quả chất lượng cao (được kiểm chứng thông qua thực tiễn). Kinh phí của Dự án được đầu tư mua sắm đúng chủng loại đúng theo thiết kế, đúng trình tự thủ tục mua sắm của Nhà nước và của Viện Hàn lâm. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật triển khai Dự án hoàn toàn có thể đảm đương thực hiện việc quản trị và hỗ trợ các đơn vị có nhu cầu tính toán các bài toán lớn trong nghiên cứu khoa học và trong thực tế. Đây là hướng đi đúng giúp tiết kiệm chi phí.
Các bài khác
- Hoạt động nghiên cứu triển khai ứng dụng tại Trung tâm Tin học và Tính toán
- Hội nghị thống nhất về khung chính sách, công nghệ thẻ vé điện tử áp dụng cho mạng lưới vận tải công cộng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Hội thảo khung chính sách, công nghệ thẻ vé điện tử cho mạng lưới giao thông vận tải công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Hội thảo khoa học “Giải pháp hệ thống tích hợp IoT-AI đảm bảo an toàn chạy tàu”
- Một số các sản phẩm, kết quả KH&CN đã và đang triển khai tại Trung tâm Tin học và Tính toán