Kết quả triển khai Dự án "Đầu tư xây dựng hệ thống tính toán và trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực tính toán khoa học tại Viện Hàn lâm KHCNVN"

Dự án "Đầu tư xây dựng hệ thống tính toán và trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực tính toán khoa học tại Viện Hàn lâm KHCNVN" đã hoàn thành với kết quả chất lượng cao (được kiểm chứng thông qua thực tiễn). Kinh phí của Dự án được đầu tư mua sắm đúng chủng loại đúng theo thiết kế, đúng trình tự thủ tục mua sắm của Nhà nước và của Viện Hàn lâm. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật triển khai Dự án hoàn toàn có thể đảm đương thực hiện việc quản trị và hỗ trợ các đơn vị có nhu cầu tính toán các bài toán lớn trong nghiên cứu khoa học và trong thực tế. Đây là hướng đi đúng giúp tiết kiệm chi phí.

he thong may tinhHệ thống máy tính toán khoa học được lắp đặt tại nhà 2A
(số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội)

Thông tin chung

1. Tên dự án: "Đầu tư xây dựng hệ thống tính toán và trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực tính toán khoa học tại Viện Hàn lâm KHCNVN"

2. Cơ quan chủ đầu tư: Trung tâm Tin học và Tính toán

3. Cơ quan chủ quản đầu tư: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

4. Chủ nhiệm dự án: TS. Tạ Tuấn Anh

5. Mục tiêu của dự án: Xây dựng và phát triển hệ thống TTHNC và liên kết đào tạo, chia sẻ tài nguyên tiềm lực vật chất và con người trong lĩnh vực TTHNC phục vụ nhu cầu TTKH tại các ngành – Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm, tiến đến việc tạo ra một trung tâm TTHNC chia sẻ tài nguyên và nhân lực trên mạng cho các nhu cầu sử dụng phát triển TTKH trong Viện Hàn lâm cũng như các trường, các viện nghiên cứu khoa học khác trong cả nước, khu vực và hợp tác quốc tế.

6. Tóm tắt nội dung đầu tư: Các hạng mục đầu tư và kế hoạch thực hiện bao gồm:

-  Đầu tư xây dựng một bó máy tính hiệu năng cao từ 3 đến 4 Tflops (cấu hình khoảng 8x4x12 cores, 8x32GRAM, Infiniband Gigabit, phần mềm, lắp đặt).

- Lắp đặt trang thiết bị phòng và máy tính trạm, bàn làm việc, điều hòa cho phòng đào tạo và nghiên cứu TTKH, công nghệ TTHNC (10 bộ học viên và 1 bộ giáo viên).

Quá trình và kết quả triển khai
1. Thực hiện đầu tư mua sắm bó máy tính song song hiệu năng cao
2. Đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng đào tạo và nghiên cứu TTKH và công nghệ

Nhận xét đánh giá và kết luận

1. Các kết quả đạt được

Dự án "Đầu tư xây dựng hệ thống tính toán và trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực tính toán khoa học tại Viện Hàn lâm KHCNVN" đã hoàn thành được các nội dung công việc theo thuyết minh Dự án. Kết quả của Dự án đã được ứng dụng triển khai tính toán các bài toán của Đề tài Khoa học “Phát triển tính toán khoa học chuyên ngành trên cơ sở máy tính hiệu năng cao chia sẻ tài nguyên tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”. Hệ thống Tính toán khoa học được xây dựng thành các hệ thống chuyên dụng gồm

- Hệ thống Rock: là một trong những giải pháp mã nguồn mở tốt nhất hiện nay để xây dựng một HPC cluster. Rocks do Đại học California phát triển dựa trên CentOS với một mục tiêu đơn giản: "Make Clusters Easy". Một cluster được xây dựng bởi Rocks sẽ bao gồm 2 thành phần: Thành phần frontend (frontend node), được dùng để quản lý các gói phần mềm và các tác vụ tính toán trên cluster, và thành phần compute (compute node), cung cấp sức mạnh tính toán cho cluster.

- Hệ thống Openstack: là một nền tảng hệ điều hành hỗ trợ quản trị các tài nguyên trong mô hình điện toán đám mây, xây dựng trên cơ sở hệ thống mã nguồn mở OpenStack. Trong mô hình này, ta có thể xây dựng một trung tâm lưu trữ dữ liệu lớn có thể đuợc quản lý thống nhất, các đơn vị máy xử lý, đơn vị lưu trữ đến tài nguyên mạng có thể dễ dàng được kiểm soát thông qua một giao diện đồng nhất.

- Hệ thống GPU: viết tắt cho Graphics Processing Unit được gọi là Đơn vị xử lý đồ họa (đôi khi được gọi VPU – Visual Processing Unit) là một bộ vi xử lý chuyên dụng nhận nhiệm vụ tăng tốc, xử lý đồ họa cho bộ vi xử lý trung tâm CPU. Các GPU hiện đại có năng suất rất cao trong xử lý đồ họa máy tính.Với cấu trúc mang tính xử lý song song mạnh mẽ của mình, GPU cho thấy nó hiệu quả hơn CPU rất nhiều trong nhiều thuật toán phức tạp.

Các sản phẩm của Dự án đã được triển khai thực tế và cho hiệu suất tính toán cao, đạt được năng lực tính toán theo lý thuyết như đã trình bày trong thuyết minh Dự án.

Một kết quả đáng quan tâm khác của Dự án là việc phát triển đội ngũ chuyên gia về cấu hình và quản trị hệ thống. Thay vì lựa chọn các giải pháp sẵn có, hệ thống Tính toán khoa học của Viện Hàn lâm KHCNVN hoàn toàn được các cán bộ của Trung tâm thiết lập cấu hình và quản trị. Cách tiếp cận này giúp giảm chi phí đầu tư mua sắm.

2. Phương hướng phát triển

Để đưa Tính toán khoa học vào ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn thì ngoài việc xây dựng phát triển hệ thống phần cứng và phần mềm thì công tác triển khai vận hành cần đặc biệt được quan tâm. Đây là công việc cần được làm thường xuyên và liên tục với một nguồn kinh phí hoạt động hàng năm để hệ thống có thể đến được người dùng và có thể vận hành một cách thông suốt. Hiện tại, mới chỉ có 01 Đề tài khoa học đã triển khai trên hệ thống Tính toán khoa học mới. Trong thời gian tới, Viện Hàn lâm cần quan tâm đầu tư và khuyến khích các đề tài khoa học có yếu tố ứng dụng Tính toán khoa học để giải quyết các bài toán. các dịch vụ đã sẵn sàng để cho người dùng đăng kí sử dụng.

3. Kết luận

Dự án "Đầu tư xây dựng hệ thống tính toán và trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực tính toán khoa học tại Viện Hàn lâm KHCNVN" đã hoàn thành với kết quả chất lượng cao (được kiểm chứng thông qua thực tiễn). Kinh phí của Dự án được đầu tư mua sắm đúng chủng loại đúng theo thiết kế, đúng trình tự thủ tục mua sắm của Nhà nước và của Viện Hàn lâm. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật triển khai Dự án hoàn toàn có thể đảm đương thực hiện việc quản trị và hỗ trợ các đơn vị có nhu cầu tính toán các bài toán lớn trong nghiên cứu khoa học và trong thực tế. Đây là hướng đi đúng giúp tiết kiệm chi phí.

Để ứng dụng Tính toán khoa học thực sự đi vào các hoạt động của Viện Hàn lâm, vẫn còn rất nhiều công việc cần phải làm phía trước. Các đơn vị, hàng năm cần bố trí ưu tiên các đề tài khoa học có sử dụng tính toán khoa học. Bên cạnh đó sự quyết liệt của lãnh đạo tại các đơn vị cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy người dùng áp dụng các tiện ích của Tính toán khoa học vào công tác nghiên cứu.

Nguồn tin: Phan Thanh Hoài
Xử lý tin: Bích Diệp