Giới thiệu Trung tâm Tin học và Tính toán

Trung tâm Tin học và Tính toán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Tên giao dịch tiếng Anh: Centre for Informatics and Computing – CIC) là đơn vị do Chính phủ thành lập theo Nghị định 106/2022/NĐ-CP ngày 24/12/2022 và QĐ số 306/QĐ-VHL ngày 01/3/2023 của Chủ tịch Viện Hàn Lâm KHCNVN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Tin học và Tính toán. Tiền thân của Trung tâm là Trung tâm Tin học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được thành lập theo Quyết định 107/QĐ-KHCNVN ngày 16/2/2009 của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và sau đó được nâng cấp và đổi tên thành Trung tâm Tin học và Tính toán...

Trên thực tế, công tác văn thư hiện nay đang ở trong tình trạng “đôi công một việc”: bên cạnh việc phải quản lý văn bản giấy (vẫn theo lề lối cũ) phải đồng thời quản lý hệ thống văn bản điện tử (theo một quy trình riêng).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do Văn bản điện tử tự nó không “mang” được các thuộc tính quan trọng của một văn bản sau khi ký. Để khắc phục tình trạng này, một vấn đề đặt ra là cần tạo ra

xem chi tiết...

Seminar khoa học của Trung tâm Tin học (Viện KH&CN Việt Nam) sinh hoạt vào các buổi sáng Thứ Năm cách tuần, từ 9:00 - 11:00, tại phòng họp Lãnh đạo Trung tâm Tin học, Tòa nhà 2A, Khu Thử nghiệm Công nghệ của Viện KH&CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt , Hà Nội.

Xem chi tiết

Mục tiêu của dự án là xây dựng mới hạ tầng mạng cáp quang trục chính tại Khu nghiên cứu Nghĩa Đô để sẵn sàng cung cấp các dịch vụ mạng tốt nhất, tiên tiến nhất phục vụ công tác tin học hoá quản lý hành chính và phục vụ nghiên cứu khoa học của Viện KHCNVN.

Xem chi tiết

Trung tâm Tin học – Viện KHCNVN là đơn vị được giao thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống phần mềm cổng thông tin điện tử của Viện KHCNVN”. Dự án là một bước đi cụ thể của Viện KHCNVN thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Mục tiêu của dự án là phát triển một hệ thống tích hợp các hạ tầng phần mềm ứng dụng CNTT nhằm

Xem chi tiết

Hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường cất hạ cánh (FOD)

Hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường cất hạ cánh (FOD)

Các mảnh vỡ của vật thể lạ (Foreign Object Debris - gọi tắt là FOD) trên đường băng (cắt hạ cánh và đường lăn của máy bay) là nguyên nhân của nhiều sự cố tai nạn hàng không trên thế giới, một mối đe dọa lớn cho sự an toàn của các loại máy bay, có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cũng như về nhân mạng. Các ví dụ về FOD bao gồm: dụng cụ, bộ phận và phần cứng rời, vật liệu xây dựng, giấy, kẹp giấy, bút, đồng xu và phù hiệu, các mảnh vỡ vỉa hè, thùng rác, hộp đựng thực phẩm và đồ đựng đồ uống, cây cối, cát và thảm thực vật rời, thẻ hành lý và miếng hành lý, mũ, khăn choàng và găng tay, chim, động vật hoang dã, tro núi lửa.

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công hệ thống thông tin, truyền thông và giám sát hoạt động của tên lửa nghiên cứu

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công hệ thống thông tin, truyền thông và giám sát hoạt động của tên lửa nghiên cứu

Trong khi vùng khí quyển phía dưới 40 km có thể quan trắc bằng các thiết bị thám sát bề mặt, cao không, khinh khí cầu, vệ tinh, vùng độ cao trên 250 km có thể thám sát bằng vệ tinh thì vùng có độ cao từ 40 đến 200 km quá thấp so với vệ tinh và quá cao so với khinh khí cầu (hình 1). Do đó, tên lửa nghiên cứu (Sounding Rocket) là công cụ duy nhất để đưa payload mang các thiết bị nghiên cứu lên không gian tiến hành các đo đạc và thí nghiệm khoa học ở độ cao từ 40km đến 200km.

Thông báo , hoạt động

Thư viện ảnh