Hội thảo quốc tế “Hạ tầng Tính toán hiệu năng cao bền vững cho Việt Nam và Hợp tác xây dựng sáng kiến lưới tính toán quốc gia”

Ngày 8/11/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Hạ tầng Tính toán hiệu năng cao bền vững cho Việt Nam và Hợp tác xây dựng sáng kiến lưới tính toán quốc gia ” nhằm hướng tới thiết lập, xây dựng một hạ tầng công nghệ và nhân lực phát triển tính toán hiệu năng cao, định hướng ứng dụng phục vụ nhu cầu phát triển của các ngành nghiên cứu khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế dịch vụ xã hội và an ninh quốc phòng. Về dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Lạng, các nhà khoa học quốc tế, các nhà khoa học và các nhà quản lý các cơ quan Nghiên cứu và đào tạo tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết

Điều hướng tầng dữ liệu (Phần 2)

Thử nghiệm và lỗi

Không chỉ những nhà vật lý hạt là những người duy nhất phải xử lý lượng dữ liệu khổng lồ. Nhóm nghiên cứu Pascal Poncelet cùng hợp tác với các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Y tế Inserm của Pháp, đã phát triển một thuật toán có khả năng phát hiện các gen liên quan đến các loại khối u trong ung thư vú, dựa trên dữ liệu của bệnh nhân (thông tin di truyền, tuổi tác, trọng lượng và kích thước của các khối u, phương pháp điều trị, và những kết quả thu được). "Điều này sẽ cung cấp cho bác sĩ thông tin về khả năng phát triển của khối u", nhà nghiên cứu giải thích.

Xem chi tiết

Điều hướng tầng dữ liệu (Phần 1)

Nếu bạn là khách du lịch đang tìm kiếm vé máy bay rẻ nhất, hoặc là nhà vật lý đang phân tích dữ liệu từ một máy gia tốc hạt, hoặc là nhân viên tại một cơ quan đang xem xét các đơn xin việc thì tất cả đều có một điểm chung", Amedeo Napoli thuộc phòng thí nghiệm LORIA1, chuyên ngành CNTT ở Nancy, cho biết. "Bạn đang cố gắng tìm kiếm thông tin từ một lượng dữ liệu khổng lồ". Về cơ bản, giải quyết vấn đề này không hề đơn giản: trước hết phải chuẩn bị dữ liệu ban đầu, sau đó đưa chúng vào một thuật toán khai thác dữ liệu, rồi chờ cho hệ thống cung cấp các kết quả theo định dạng yêu cầu. Nhưng trong một thế giới mà lượng dữ liệu đang tăng lên không ngừng, việc tìm ra thông tin thích hợp dường như trở thành một nhiệm vụ khó khăn.

Xem chi tiết

Vipa - Công nghệ ôtô hướng tới tương lai

Vipa (viết tắt của Véhicule Individuel Public Autonome) một loại xe điện không người lái, là thành quả của nỗ lực hợp tác giữa phòng thí nghiệm chuyên ngành điện tử và tự động hóa (LASMEA), hãng sản xuất xe hơi Ligier của Pháp, và công ty kỹ thuật Apojee. Không còn nằm trong câu chuyện khoa học viễn tưởng nữa, cuối năm 2008, 4 phiên bản Vipa được đưa vào thử nghiệm tại cơ sở lắp ráp Airbus ở Toulouse. Trong hai tuần, những phiên bản thử nghiệm này đã đáp ứng nhu cầu phương tiện vận tải cho hơn 1500 hành khách. Vipa là một trong những tiêu điểm của Triển lãm Motor 2010 tại Paris.

Xem chi tiết

Máy tính lượng tử với những thách thức lớn

Máy tính lượng tử hay còn gọi là Quantum computer, giấc mơ của bất kỳ nhà khoa học máy tính nào, là một máy tính cực nhanh có thể giải mật mã, đưa ra các dự báo thời tiết sớm, hay đánh bại một đại kiện tướng cờ vua chỉ trong một giây. Ngày nay, nếu máy tính lượng tử vẫn được coi là khoa học viễn tưởng thì nó cũng không thể ngăn cản các nhà toán học và vật lý học nghiên cứu phác thảo các nét chính về hoạt động của một máy tính lượng tử. Nguyên lý cơ bản của nó là tận dụng các quy luật cơ học lượng tử cho phép một hạt, một nguyên tử hoặc một phân tử tồn tại ở hai trạng thái cùng một lúc. Trong khi các máy tính hiện nay lưu trữ dữ liệu dưới dạng các bit ở một trong hai trạng thái hoặc là 0 hoặc là 1, thì máy tính lượng tử lưu trữ dữ liệu bằng các bit lượng tử (hay còn gọi là qubit) ở đồng thời cả hai trạng thái là 0 và 1.

Xem chi tiết